Điều trị và dự phòng bệnh vảy nến
Bệnh biểu hiện bởi những sẩn, mảng đỏ, bong vẩy trắng ở trên da. Ngoài các biểu hiện trên da, bệnh vảy nến có thể biểu hiện sưng và đau khớp (viêm khớp), nhưng ít phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn, và biểu hiện ở móng như dày sừng dưới móng, tách móng, vàng móng, móng xù xì, rỗ móng…
Mục lục
Điều trị bệnh vảy nến
Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cần phải cân nhắc về tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn, diện tích da bị bệnh, các phương pháp và các thuốc đã sử dụng.
Thuốc bôi tại chỗ chứa thành phần corticosteroid, retinoid, acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, có thể được kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.
Trường hợp vảy nến nặng hơn (những tổn thương nghiêm trọng hoặc nhiều tổn thương), có thể cân nhắc điều trị bằng các thuốc đường toàn thân như methotrexate, cyclosporine, vitamin A acid hay các thuốc sinh học. Trong một số trường hợp, quang trị liệu (sử dụng tia UVA, UVB, laser) cũng được áp dụng điều trị hiệu quả bệnh vảy nến.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho bệnh nhân vảy nến
Ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh vảy nến. Người bệnh vảy nến cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đầy đủ dưỡng chất, trong đó nên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, kẽm, acid folic, beta caroten,… hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột và đường, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, các thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
Bệnh nhân vảy nến không được tự ý dùng thuốc (đặc biệt là các thuốc đông y, gia truyền, thuốc chứa thành phần corticoid), tuân thủ theo điều trị của bác sỹ và thường xuyên đến tái khám theo hẹn..Thường xuyên giữ ẩm cho vùng da bị vảy nến là rất quan trọng.Bệnh nhân cần giữ ẩm cho da bằng cách bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần, ít nhất 3 lần một ngày, bôi ngay sau khi tắm và bất cứ khi nào cảm thấy khô da. Trẻ bị bệnh vảy nến cũng cần tránh cào gãi, chà xát tổn thương da vì có thể làm nặng bệnh thêm.
Dự phòng bệnh vảy nến
Nếu vận dụng và phối hơp các phương pháp điều trị một cách hợp lý, tư vấn cho người bệnh hiểu về bệnh vảy nến để tuân thủ các chỉ định điều trị của thầy thuốc và thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, tránh những yếu tố khởi động thì có thể duy trì được sự ổn định của bệnh, hạn chế được các đợt bùng phát, cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Hướng tới Ngày Vảy nến thế giới (29/10), chiều 18/10, tại Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tổ chức buổi họp chia sẻ thông tin chuyên môn về căn bệnh này và những câu chuyện xung quanh. Giới thiệu kỹ thuật mới và an toàn sử dụng đèn chiếu UVB 311nm điều trị bệnh vảy nến TẠI ĐÂY
Để được tư vấn hỗ trợ và điều trị bệnh vảy nến xin liên hệ:
Dược sĩ Thủy: 0869065492 (zalo)
Dược sĩ Hải: 0869065421 (zalo)